Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

Truyện cổ Ghana - Vì sao Dơi chỉ bay vào nửa đêm

Ngày xưa, có một cuộc chiến nẩy lửa giữa các loài vật sống trên bầu trời và các loài vật sống dưới mặt đất. Không ai còn có thể nhớ được cuộc chiến đấy bắt đầu khi nào và do đâu, chỉ biết đó là cuộc chiến rất khủng khiếp và kéo dài. Hậu quả của cuộc chiến khiến cho rất nhiều con vật trên cả bầu trời và dưới đất bị thương hoặc bị giết.

Rồi đến một lần, có mội lời cảnh báo rắng nếu cuộc chiến còn tiếp tục thì đến một lúc nào đó sẽ không còn loài vật nào sống trên trái đất. Các con vật trên bầu trời và dưới đất đã họp nhau lại, họ đi đến thống nhất một thỏa thuận ngừng chiến, hòa bình được tuyên bố.

Sáng hôm sau. Các loài trên bầu trời cử con Diệc đi loan thông báo hòa bình cho các loài sống trên bầu trời, và đối với các loài dưới đất, Thỏ sẽ đảm nhận công việc này vì Thỏ có thể chạy xung quanh khu vực rất nhanh chóng. Muôn loài nghe tin đều rất vui mừng vì giờ đây họ có thể dống hòa bình, họ bắt đầu xây dựng lại cuộc sống của họ.

Đúng lúc này thì loài vật sống trên bầu trời phát hiện ra thi thể của một con Dơi. Đây là nạn nhân cuối cùng của cuộc chiến, bị giết trước ngày hòa bình. Việc này khiến các loài động vật bay khó chịu, họ quyết định tổ chức an táng lớn cho bạn của họ. Nhưng khi họ đang chuẩn bị mọi việc cho đám tang, một con chim nhận thấy rằng Dơi có răng trong miệng.

- Thế là thế nào? Loài vật bay không có răng.

 Lập tức một cuộc họp đã được triệu tập, và họ đống ý rắng Dơi không thể là một trong số họ, không có con chim nào có răng trong miệng. Vì vậy, họ đem trả xác Dơi cho loài vật dưới đất.

- Dơi không phải một con chim nên trách nhiệm là của các anh chôn cất.

Các loài dưới đất đã đồng ý chấp nhận Dơi. Nhưng cũng ngay sau đó, khi đang chuẩn bị chôn cất, một trong số họ hét lên:

- Chờ một chút, Dơi có thể thể có răng, nhưng chắc chắn nó cũng có cánh! Làm thế nào Dơi có thể là một trong số chúng ta nếu Dơi có cánh chứ?

Các loại dưới đất cũng triệu tập một cuộc họp để xem xét vấn đề, và họ quyết định rằng các loài dưới đất không thể có cánh, vì thế, Dơi không thể được coi là một trong số họ. Vì vậy, họ cũng từ chối chôn cất Dơi.

Thật đáng thương cho Dơi, các loài động vật bay từ chối chấp nhận Dơi vì Dơi có răng, và các động vật dưới đất không chấp nhận Dơi vì Dơi có cánh. Và đó cũng là lý do tại sao con Dơi vẫn bay xung quanh mỗi đêm.

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

Sự tích Hoa Tuyết

Khi bà Chúa Tuyết sinh hạ được một cô con gái, bà phải suy nghĩ rất lâu rồi mới quyết định đặt tên con gái là Xnhedinca(1)

Xnhedinca trắng trẻo, mái tóc cùng trắng, nằm trên chiếc giường trắng, phía dưới là những tấm vải đệm bằng mây trắng. Khi Xnhedinca vừa đến tuổi trưởng thành đã có mấy chàng trai đến cầu hôn. Người đến trước nhất là Mặt Trăng, nhưng Xnhedinca không ưng vì chẳng có cái trán hói nhẵn thín, đêm đêm không chịu ngủ mà cứ lang thang trên bầu trời, còn ban ngày thì lại giấu mặt sau những đám mây. Người thứ hai đến xin cầu hôn là Tia Nắng, nhưng chàng cũng bị Xnhedinca từ chối.

Chúa Ông giận lắm. Một hôm ông nghiêm khắc nói với con gái:

- Nếu con không tự kiếm được chồng thì cha mẹ đặt đâu, con phải ngồi đấy.

Chúa Ông nhắn tin cho Gió, kẻ thống lĩnh cả bầu trời xanh có đến bốn người con trai chưa đứa nào thành gia thất. Gió bè đáp chiếc xe trang hoàng lộng lẫy do những con tuấn mã phi cực nhanh tới ra mắt Chúa Ông. Xnhedinca được gả bán cho đứa con trai cả của Gió - đó là chàng Gió Bắc. Chúa bà lấy làm hạnh phúc chuẩn bị của hồi môn cho con gái, nào là chăn lông chim, gối bông tuyết mềm, những tấm vải trải giường bằng mây trắng, rồi hàng chuỗi hạt cườm vòng cổ bằng tuyết lấp lánh.

Khi khách mời đến đông đủ, Xnhedinca hiện ra như một nàng công chúa. Bà con họ hàng rất hài lòng được đến dự ngày vui, ai cũng khen hai bạn trẻ thật xứng đôi, phải lứa. Chỉ riêng Xnhedinca là không hài lòng chút nào. Chả là đương lúc yến tiệc, chàng Gió Bắc bỗng hét toáng lên: "Nóng quá! Nóng quá!" khi chàng khẽ chạm vào cặp môi lạnh toát của mình vào cặp môi của nàng.

- Con không thể yêu chàng được - Xnhedinca thở dài nói. Nàng nói nhỏ đến mức ngoài mẹ nàng ra chẳng ai có thể nghe được tiếng nàng.

"Không lẽ con gái yêu cảu ta lại là đứa bất hạnh". Trái tim người mẹ bỗng run lên trước một sự tiên đoán đáng sợ.

Đúng lúc yến tiệc đang rôm rả thì chàng rể lên tiếng bảo em trai Gió Nam chơi một bản nhạc nhảy. Gió Nam đang ngồi ở mép một đám mây bèn rút trong vạt áo ra một ống sáo và bắt đầu thổi. Giai điệu nhẹ nhàng lan toả, cnốn hút Xnhedinca vào cuộc nhảy. Nàng lả lướt, quay người, đập đập gót giày vào nhau phát ra tiếng kêu lanh canh, trong lúc đó, chàng Gió Đông, người em chồng tinh nghịch cứ vỗ tay cười. Chỉ có chàng Gió Tây là mỗi lúc một thêm thất vọng, đau khổ rồi gục đầu vào vai cha thổn thức. Gió Cha kinh ngạc hỏi:

- Con trai của ta, ngày vui thế này, có sao con lại để rơi luỵ?

Chàng Gió Tây nức nở:

- Vì sao cha lại dạm hỏi nàng Xnhedinca cho anh lớn mà không phải là cho con? Vì sao nàng lại không thể là vợ của con?

Lúc này chàng Gió Nam mới ngước cặp mắt bồ câu của mình nhình Xnhedinca và chàng đã bắt gặp cái ánh nhìn lên của nàng. Tiếng sáo nghe càng du dương hơn khi nó vang lên chỉ để dành cho một mình Xnhedinca thôi, còn Xnhedinca thì nhảy cũng chỉ để cho chàng Gió Nam. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chàng Gió Bắc ác độc và đầy ghen tuông kia bắt được? Bà Chúa Tuyết vô cùng đau khổ.

- Con gái yêu ơi, hãy biết kiềm chế trái tim mình! - Bà Chúa khẽ van nài khi Xnhedinca quay tròn gần chỗ bà.

Nhưng một trái tim đang thổn thức vì tình yêu thì kiềm chế làm sao được? Chả lẽ Xnhedinca lại có thể làm được cái điều mà ngay cả những kẻ ngu ngốc lẫn những đấng anh minh đều chịu bó tay sao?

Có thể vì mải nói chuyện với Chúa Ông nên Gió Bắc không hay biết gì, nếu như Gió Tây không khích bác chàng bằng một tiếng cười ác độc:

- Xnhedinca của anh sắp nở hoa nhờ những cái nhìn cháy bỏng của thằng út nhà ta đấy.

Nghe nói vậy, Gió Bắc đấm mạnh xuống bàn, hét lên vì tức giận, mắng Gió Nam:

- Hãy cất ngay ống sao đi, nếu không ta sẽ đập vỡ đấy!

Tiếng sao chỉ còn lí nhí như tiếng chim rồi câm bặt. Xnhedinca lúng túng liếc nhìn cặp mắt bồ câu của Gió Nam như muốn dò hỏi: phải chăng đó chỉ là tình yêu thoáng chốc của chàng. Nàng nhớ lại cái giây phút Gió Bắc đứng phắt dậy và gầm lên:

- Xnhedinca, em đừng quên rằng em là của anh, còn mi, thằng em kia, đừng quên rằng này không hề là của mi! Và bây giờ, Xnhedinca, em hãy nhảy để anh đệm sáo!

Gió Bắc cho các ngón tay vào mồm và huýt the thé khiến mọi người ai nấy có cảm giác bị kiến bò sau lưng.

- Nhảy đi! Nhảy đi! - chàng hét Xnhedinca.

Còn nàng thì đang đắm đuối trước đôi tay giơ ra chào mời của chàng Gió Nam. Nàng toan quay đi song đôi chân nàng bị băng cứng lại rồi, và chúng đã cưỡng lại ý nàng.

- Hãy nhảy đi! Nàng hãy nhảy vì ta! - Gió bắc hét to đến nỗi làm chuyển cả những cột nhà bằng 

tuyết, nhưng Xnhedinca vẫn không hề động lòng.

- A ha! - Gió Bắc cuồng lên, chàng rút cái roi ở thắt lưng ra đoạn vung lên. - Này, chú em Gió Nam của ta, giờ thì ta không còn thương tiếc mảnh vườn táo khu vườn hồng nhà mi nữa nghe. Nội đêm nay ta sẽ tàn phá hết những khu vườn đó bằng chính hơi thở của ta; sáng mai, mi sẽ được bước lên những cành khô khốc và chỉ biết rơi những giọt lệ cay đắng mà thôi.

Tình yêu đã mách bảo Xnhedinca cách cứu lấy mạng sống của người tình. Khi Gió Bắc chưa kịp gom không khí vào lồng ngực thì Xnhedinca đã thấy gương mặt của Gió Nam đen xạm đi; nàng lập tức tháo tung những chăn gối lông chim của mình ra, và thế là chỉ trong nháy mắt, những khu vườn của Gió Nam đã được phủ một lớp thảm như tuyết trắng. Những bông hồng và những trái táo không còn biết sợ hơi thở của gió lạnh nữa.

Gió Bắc thất vọng, tính chuyện trả thù Xnhedinca. Chàng dùng roi quất nàng túi bụi, song nàng đã khôn khéo tránh được. Gió Bắc bèn ném roi đi và lao về phía Xnhedinca.

- Thế là đám cưới đã tàn! - chàng Gió Bắc gầm lên - Ta sẽ đưa nàng về nhà và giấu nàng vào căn hầm tối tăm nhất. Hãy để cho chuột, bọ gặm nhấm thân xác nàng, hỡi người vợ bướng bỉnh của ta.

Đến đây, tìn yêu lại mách bảo Gió Nam cách cứu lấy trái tim, mà đối với nàng là quý giá hơn tất cả mọi thứ trên đời. Cắp nàng vào ngực, Gió Nam biết giấu Xnhedinca đi đâu bây giờ? Chàng đành phải đặt nàng dưới gốc cây hoa hồng và dặn nàng hãy chờ đợi chàng quay lại sau khi chàng chiến thắng người anh trong trận đấu cực kỳ khó khăn này.

- Trước hết hãy hôn em đa, hỡi người tình duy nhất của đời em, em sẽ chờ đợi chàng, cho dù suốt cả cuộc đời.

Gió Nam ôm hôn Xnhedinca một cách êm ái và hôn thật lâu cho đến khi người nàng tan ra trong vòng tay ôm của chàng, cho đến khi nàng chỉ còn là những giọt sương rơi xuống đất và tan biến đi.

- Nàng ở đâu? Nàng trốn đâu rồi? - Gió bắc lao vào người em trai - Ta vừa trông thấy mi ôm hôn nàng như thế nào kia mà.

- Ôi anh trai của em, hà cớ gì ta cứ thù hằn nhau mãi, - Gió Nam buồn rầu đáp - Bây giờ nàng nằm ở kia kìa, như thể giọt sương, như giọt nước mắt đã tan biến vào đất.

- Ta không tin nàng và cả mi nữa - Gió Bắc nói, nghiến răng trèo trẹo - Để nàng không bao giờ còn đứng dậy được, ta sẽ dùng băng giá đè nàng xuống.

Gió Nam lúc nào cũng cứ quẩn quanh bên khu vườn hồng và vườn táo của mình. Cứ vào quãng cuối Đông hoặc đầu Xuân, Xnhedinca lại thấy có chàng ở bên cạnh, nàng dùng hơi thở sưởi ấm lớp băng bề mặt rồi ngước lên nhìn sâu vào cặp mắt bồ câu của người tình.

Và người đời cứ mỗi khi nhìn thấy một bông hoa trắng nhỏ xíu không hiểu sao lại mừng rơn và kể cho nhau nghe như kể về một sự kiện gì trọng đại lắm:

- Thấy không, trong vườn, Hoa Tuyết đã nở!

Sự tích hoa mẫu đơn

Ngày xưa... ở một làng miền núi có một bà mẹ. Bà mẹ sinh được mười người con trai. Làng của mẹ bị giặc chiếm đóng. Người cha của mười anh con trai bị giặc giết ngay từ ngày đầu tiên, khi chúng tiến vào làng. Mười người con trai của bà vào đội quân chống giặc ở trong núi. Người con trai cả là chủ tướng của đội quân. Đội quân nay đã làm cho bọn giặc thất điên bát đảo. Đã nhiều lần giặc mở những trận càn quét mà không sao tiêu diệt được đội quân của cái làng bé nhỏ ấy. 

Tên tướng giặc sai quân bắt bà mẹ đến, hắn bảo:

- Này mụ già, mụ hãy khuyên các con mụ trở về. Ta sẽ cho con mụ làm tướng. Bằng không, ta sẽ giết mụ.

Bà mẹ nhìn thẳng vào mắt tên tướng giặc, nói lớn:

- Hỡi quân độc ác! Hẳn nhà ngươi cũng có một bà mẹ. Mẹ ngươi chắc không bao giờ dạy người phản bội lại quê hương. Là một người chân chính, ta cũng không thể dạy các con ta phản bội lại quê nhà.

Bọn giặc trói mẹ trên một ngọn đồi rồi cho quân mai phục hòng bắt được những người con của mẹ đến cứu. Chúng bảo bà mẹ hãy đứng dậy mà gọi con, chúng sẽ tha. Tiếng người mẹ:

- Hỡi các con của mẹ! Hỡi những người con của quê hương. Ta nhân danh người mẹ, ra lệnh cho các con không được vì ta mà phản bội quê hương.

Mệnh lệnh của người mẹ là mệnh lệnh trái tim, mệnh lệnh của tình yêu vĩ đại. Mệnh lệnh đó lan khắp núi rừng. Bọn giặc run sợ. Những người con của mẹ thì thêm sức mạnh chiến đấu. Giặc bịt miệng bà mẹ. Chúng đổ nhựa thông và nhựa trám lên đầu bà và châm lửa đốt. Ngọn lửa cháy sáng cả một vùng...

Khi bọn giặc đi rồi, dân làng lên đồi tìm chỗ bà mẹ bị hành hình, người ta thấy trái tim của người mẹ vẫn nguyên vẹn và nóng bỏng. Dân làng chôn mẹ ngay trên đỉnh đồi. Đêm đêm, từ ngôi mộ, trái tim mẹ vẫn phát sáng cả một vùng trời.

Mùa xuân đến. Từ ngôi mộ, trái tim ấy mọc lên một cái cây. Cây ra hoa. Bông hoa đỏ chót hình ngọn lửa bốc lên từ trái tim người mẹ. Và cũng từ ngày ấy có một loại hoa mang tên Mẫu Đơn. Cây hoa tượng trưng cho người mẹ đã chiến đấu bằng một trái tim.

Sự tích hoa Thiên Lý

Ngày xưa, xưa xưa, có một chàng trai thổi sáo rất hay. Hay đến mức, một con rắn lục mê tiếng sáo của chàng, đã quyết tâm tu luyện cho thành người để giành chàng làm chồng, mặc dù chàng đã có vợ. Lần ấy, sau một chuyến mang cây sáo trúc đi thổi thi và đoạt được giải nhất trở về, vừa đến đầu làng, chàng trai đã thấy người vợ trẻ vừa xinh, vừa hiền của mình ra đón. Chàng vui lắm, đâu biết đấy chính là con rắn lục đã biến thành người và đã giả dông giống y hệt vợ chàng từ vẻ mặt, lời nói đến dáng đứng, dáng đi... Về đến nhà, chàng trai bỗng rụng rời thấy một người vợ thứ hai bước ra... Chàng trai không còn biết ai là vợ thật của mình nữa. Hai người đàn bà trẻ giống nhau còn hơn cả hai giọt nước. Chàng liền tìm đến một ông cụ nổi tiếng là tài giỏi trong việc tìm ra chuyện phải trái ở trên đời, để nhờ giúp đỡ. Nghe chàng nói rõ ngọn ngành, ông cụ nhận lời ngay và cho gọi hai người đàn bà trẻ đến.

Cụ già lấy vải đen bịt mắt cả hai lại rồi đưa cho hai người ba cái áo có mùi mồ hôi của ba người đàn ông khác nhau và dặn:

- Cứ ngửi đi và cái nào là của chồng thì gật đầu, không phải thì lắc đầu!

Cô vợ thật được ngửi trước. Cô vợ giả ngửi sau. Mắt cô vợ giả vốn là mắt rắn nên có thể nhìn xuyên qua vải đen. Vì vậy cô ta liếc nhìn người vợ thật, thấy cô này lắc đầu thì cũng lắc đầu, thấy gật đầu thì cũng gật theo. Thế là cả hai đều đã ngửi đúng được mùi áo của người chồng có tài thổi sáo. ông cụ liền cho mang đến ba bát canh, một bát có vị gừng, một bát có vị hành và một bát có vị lá hẹ. ông cụ dặn:

- Thứ canh nào chồng thích ăn thì gật đầu, thứ nào chồng không thích thì lắc đầu.

Sự việc lại diễn ra như lần thử trước. Thấy người vợ thật gật đầu khi nếm bát canh nấu với gừng, cô vợ giả cũng gật đầu theo. ông cụ cho cả hai cùng về, để cụ suy nghĩ thêm. Hôm sau, cụ lại cho mời hai người đến. Cụ để hai người đứng ở hai nơi, không trông thấy nhau nhưng cùng nhìn ra một con đường ở phía trước mặt, cách chỗ đứng khá xa.

-Ta sẽ cho ba chàng trai đi ngang qua đường. Nhận ra ai là chồng mình thì cứ vẫy gọi. Ai gọi đúng chàng thổi sáo tài giỏi thì người đó là vợ thật, ai gọi sai là vợ giả và sẽ phải chịu tội với dân làng.

Cô vợ giả lúc đầu lo lắm. Nhưng sau cô ta đã nghĩ ra được một lối thoát. Cô ta định bụng khi nào nghe tiếng cô vợ thật gọi thì cũng sẽ gọi ngay theo. Một người trai trẻ đi qua. Rồi hai người. Cô vợ giả không nghe tiếng cô vợ thật gọi thì cũng im lặng theo. Cô ta mừng lắm. Như thế thì người còn lại đúng là chàng trai thổi sáo tài giỏi. Vì vậy khi chàng trai thứ ba vừa xuất hiện thì cô vợ giả đã vẫy tay và gọi to:

- Anh ơi! Em ở đằng này này!

Trong lúc người vợ thật vẫn đứng im. Vì đó vẫn chưa phải là chồng cô. Cụ già liền dẫn chàng trai thứ ba đến trước cô vợ giả và nói:

- Như vậy, cô đã tự nhận cô là kẻ manh tâm đi cướp đoạt chồng của người khác. Chàng trai này đâu phải là người mà cô đã nhận là chồng cô.

Rồi cụ lại cho gọi cô vợ thật đến và hỏi:

- Trong ba chàng trai, không có ai là chồng cô sao?

- Thưa cụ, nếu là chồng cháu thì dẫu ở xa trăm dặm, ngàn dặm, cháu cũng nhìn ra!

Cụ già liền cho ba chàng trai khác tiếp tục đi qua đường. Đến người thứ năm thì người vợ thật kêu to lên mừng rỡ:

- Anh ơi! anh ơi! Đúng đó là chàng trai thổi sáo tài giỏi.

Sự việc đã rõ ràng. Cụ già liền theo lệ của làng, nọc cô vợ giả ra đánh một trăm roi. Nhưng chỉ đánh được chục roi thì đau quá, cô vợ giả đã hiện nguyên hình con rắn lục và bò nhanh vào bụi cây trốn mất . Hai vợ chồng chàng thổi sáo vui mừng lạy tạ ông cụ. ông cụ tươi cười bảo:

- Tìm ra được kẻ gian cho đời là lão vui rồi. Bây giờ lão chỉ muốn được nghe điệu sáo hay nhất của ônh thôi!

Chàng trai liền rút cây sáo trúc luôn giắt ở bên mình ra thổi. Tiếng sáo của chàng nghe réo rắt như tiếng chim, của trời, của sông, của nước nhưng nổi lên rõ hơn cả là tiếng của con người vui mừng được sống trong lẽ phải và tình thương. ai nghe cũng ngơ ngẩn say mê... Hai vợ chồng sau đó liền kéo nhau trở về nhà. Họ sống bên nhau đầm ấm vui vẻ. Hai vợ chồng cùng làm ruộng. Lúc rảnh chồng lại đem sáo ra thổi cho vợ và hàng xóm cùng nghe. Ngày hội, ngày Tết, tiếng sáo của chàng càng làm cho mọi người thêm yêu đời và quý mến nhau. Một buổi chiều, người vợ đang gội đầu, người chồng đang thổi sáo thì bỗng có con chim gì thả rơi ở bên chân người vợ một chùm hoa màu xanh phớt vàng có mùi thơm thoang thoảng. Đêm đến mùi hoa càng thơm hơn. Người vợ liền bảo chồng đặt bông hoa bên cạnh cửa sổ để có gió, hương hoa càng bay thơm khắp nhà.

Sáng hôm sau, thức dậy, cả hai vợ chồng đều lạ lùng thấy bông hoa đã kết liền vào một loại dây leo mọc ở cạnh cửa sổ. Và sau đó, không phải chỉ có một chùm hoa, mà rất nhiều chùm hoa khác lại nở tiếp theo. Hoa màu xanh phớt vàng hình giống như ông sao năm cánh, hương thơm dịu ngọt. Loại hoa ấy ngày nay ta gọi là hoa thiên lý. Vì sao lại có cái tên ấy? Các cụ xưa giải nghĩa: Vì tên cô vợ thật là Lý. Còn thiên lý là vì ông cụ có tài tìm ra mọi việc phải trái, đã dựa vào câu trả lời của cô vợ thật mà đặt tên mới cho cô và trêu cô:

- Tên cô từ nay không phải là Lý mà là Thiên Lý. Thiên Lý nghĩa là nghìn dặm, nghìn dặm mà vẫn nhận ra được chồng mình... !

Các cụ còn nói thêm: Cô vợ giả, tuy đã trở lại kiếp rắn lục nhưng vẫn giữ trong lòng mình mối hận đối với cô vợ thật... Vì vậy ai yêu hoa Thiên Lý, rắn lục không thích đâu. Rắn lục thường bò nấp vào các dây hoa Thiên Lý để mổ cắn những ai thích ngắm hoa Thiên Lý, yêu mùi hương Thiên Lý. Nhưng cho đến nay càng ngày mọi người càng quý càng yêu loại hoa có mùi hương rất dung dị và mộc mạc này.

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016

Người thợ rừng và con sếu


Trong một khu rừng nọ, một con sếu đang đứng bên bờ sông bắt cá. Cạnh đó, một người thợ săn đang ẩn nấp trong bụi cây bên bờ sông, anh ta phát hiên ra con sếu. Cả ngày nay anh không săn được con thú nào, anh ta rất mừng khi thấy sếu và cẩn thận chuẩn bị sẵn mui tên của mình. Anh nhắm bắn một mũi tên về thẳng con sếu. Sếu bỗng nghe thấy tiếng gió rít của mũi tên đang bay xuyên qua không khí, và thấy nó đến gần đôi cánh của mình hơn. Sếu tung cánh nhẩy lên không nhắm tránh mũi tên, nhưng quá muộn, mũi tên bắn trúng vào đùi nó. Sếu hét lên đau đớn, nhưng vẫn cố vỗ cánh bay đi. Sếu bay được khá xa trước khi cơn đau làm nó phải rơi xuống. Sếu rơi xuống một khoảng trống trong rừng. Một người thợ rừng đang nhặt củi gần đó đã nhìn thấy. Anh thấy thương nó và đưa nó về túp lều của mình. Ở đó, anh lấy mũi tên ra và đắp một số loại thảo dược vào vết thương của con sếu nhăm chữa lành cho nó.

Người thợ rừng chăm sóc sếu, anh nuôi nó và thay thuốc cho nó mỗi ngày. Khi vết thương của sếu lành lại, sếu lại rơi vào tình yêu tha thiết với người thợ rừng này.

Khi người thợ rừng đi làm, sếu đã tự biến mình thành một người phụ nữ trẻ và rọn rẹp nấu cơm chờ người thợ rừng trở về. Khi người thợ rừng trở về sau khi hoàn thành côn việc vào tối hôm đó, anh đã rất ngạc nhiên khi thấy người phụ nữ đã một bữa cơm đã sẵn sàng chờ anh ta.

Ngày hôm sau, người phụ nữ đi vào trong làng và mua sắm nhiều mùn dệt về nhà. Đêm đó, người phụ nữ nói với người thợ rừng rằng cô sẽ dệt vải cho anh ta mang ra chợ bán. Bằng cách này, họ có thể kiếm thêm được nhiều tiền hơn việc anh bán gỗ. Tuy nhiên, cô cũng cảnh báo rằng anh không bao giờ được đi vào phòng khi cô đang làm việc, hoặc không được nhìn chộm cô làm nếu không sẽ có điều tồi tệ sẩy ra. Từ đó họ sống với nhau hạnh phúc trong ngôi nhà nhỏ của người thợ rừng.

Ngày tháng trôi qua. Mỗi ngày, người đàn ông không còn đi rừng nữa, anh đi ra chợ bán vải và trở về nhà vào mỗi tối khi mà đã có một số lượng vải lớn đã được dệt. Cuộc sống của họ ngày một tốt hơn, họ trở nên khá giả.

Đến một ngày nọ, người đàn ông trở nên tò mò, rất tò mò và nung nấu ý định quyết tâm xem xem vợ ông làm thế nào để dệt được nhiều vải như thế trong một ngày. Anh chuẩn bị đem vải ra chợ như thường lệ, nhưng khi đi khuất khỏi ngôi nhà, anh đã giấu vải sau một cái cây và bí mật trở về nhà. Anh nhạ nhàng đến căn phòng nơi vợ làm việc. Nhẹ đến mức chỉ có tiếng người phụ nữ làm việc vên trong. Anh từ từ mở cửa, và lén nhìn vào trong. Anh rật mình khi thấy bên trong, không phải là người vợ của mình mà lại chính là con sếu mà anh đã cứu! Ngay lập tức, các phép thuật của sếu bị hóa giải và sếu không thể biến trở lại thành người phụ nữ nữa, sếu phải ở mãi với hình dạng tự nhiên của mình. Vì anh ta đã không thể kiểm soát được tính tò mò của mình nên anh đã mất đi người vợ, thua nhập từ việc bán vải cũng không còn nữa.

Ai là người chu cấp?


Ngày xưa, vương quốc nọ có một ông vua kiêu ngạo, ông có bày cô con gái đẹp lộng lẫy, trong trắng, hôn nhiên. Ông ta yêu các con hết mực nhất là cô thứ bảy, nàng công chúa út. Cô ta không những đẹp hơn trong số báy chị em mà còn là người khéo nhất trong toàn vương quốc. Sáng sáng, trước khi thiết triều, nhà vua gọi các con gái lại và hỏi:

- Các con yêu quý, hãy nói cho ta hay, ai đã chu cấp mọi thức ăn uống cho các con?

Sáu cô chị trả lời ngay:

- Kính thưa đức vua, cha của các con, chính cha là người chu câp.

Riêng công chúa thứ báy vẫn một bề yên lặng.

Một hôm, nhà vua buộc công chua thứ bảy cũng phải trả lời. Cô thưa:

- Kính cha, thượng đế là người chu cấp tất cả. Mọi thức chúng ta có, mọi thứ chúng ta ăn, đều do Thượng đế ban phước cho.

Câu trả lời này khiến ông vua kiêu ngạo nổi trận lôi đình.

- Cút ngay - Ông ta thét lên rồi sai một người hầu đưa công chúa đi. Bỏ mặc cô trong rừng sâu.

Bị bỏ mặc ở giữa rừng cô gái nghĩ về nỗi bất hạnh cùa mình, cô khóc nức nở đến mệt lả mà ngủ thiếp đi. Sáng ra, một tiêng sáo ngọt ngào! êm ái đánh thức cô dậy. Cô mở bừng mắt đi theo tiếng sáo và trông thấy một chàng trai trẻ đang thổi sao.

Cô gái hỏi anh cớ sao lại ở trong rừng, anh ta trà lời:

- Tôi đi chăn trâu cho chủ. Hôm qua tôi đã để mất một con. Vì vậy tôi không dám về nhà. mà ở lại đây thổi sáo, gọi con trâu lạc trờ về. Còn cô, cô công chua xinh đẹp, làm sao cô lại ở đây, giữa chốn rừng rậm này?

Công chúa trà lời:

- Ta cũng không thể về nhà được, vậy anh có vui lòng theo hầu ta không? Ta và anh sẽ cùng đi tìm một nơi nào đó để sống.

Anh tràng bằng lòng ngay và hai ngươi lên đường đi về hướng đông. Nhịn đói nhịn khat, họ đi suốt ngày cho đến khi bóng chiều đã ngả, hai người đi đến chân tường một thành phố.

Công chua nói:

- Anh hãy vào trong thành tìm một người buôn kim hoàn giàu nhất đô thành lại đây.

Đê đổi lấy chuỗi vòng đeo cổ xinh đẹp gồm toàn những hạt ngọc qúy giá và hiếm có, người buôn kim hoàn đưa cho công chúa tất cả những gì nàng đòi hỏi - một con ngựa thắng yên cương cho nàng, một ít tiền, và cho anh hầu một cái áo khoác theo kiểu áo thích hợp với một người hầu của hoàng gia.

Công chúa và anh người hầu tiếp tục cuộc hành trình. Cuối cùng họ đi đên nơi rất đẹp, họ ưng ý lắm và công chúa quyết định xây dựng riêng cho mình một lâu đài nhỏ ở đây. Nàng cũng dạy cho anh chàng chăn trâu thuần phác nghệ thuật của chiến tranh và nghệ thuật của hòa bình.

Một hôm trong lúc công chúa đang dạo chơi, công chúa bống nói với anh:

- Anh đi kiếm nước cho ta uống, không ta chết khát mất.

Anh vội đi tìm nước ngay. Chẳng mấy chốc anh tìm thấy một dòng suối mát. Anh múc đầy một cốc nước và khi vừa toan quay đi thì nhìn thấy có những viên ngọc đỏ đẹp lấp lánh nằm dưới lòng suối. Anh nhặt lấy mấy viên, nhét vào nếp khăn cuốn trên đầu.

Sau một tháng rưỡi lâu đài được xây dựng xong công chúa và anh chuyển vão ở trong đó. Anh ta thường lấy những viên ngọc đỏ trong nếp khăn ra chơi và rồi anh ta nảy ra ý nghĩ: “Nếu lần theo dòng suối thì có thể tìm được cái nguồn sinh ra những viên đá quý đẹp đẽ nhường này”.

Dòng suối dẫn anh ta đi xa mãi về hướng đông, đến khi anh ta thấy mình đứng trước dãy tường của một tòa lâu đài nguy nga đồ sộ. Dòng suối chảy quanh chân tường của tòa lâu đài.

Anh tìm đường vào bên trong, tha thẩn khắp nơi. Tòa lâu đài dường như không có người ở. Anh mở một cánh cửa và nó dẫn anh thông sang một cái sân nhỏ, bên trong là dong suối nói trên chảy qua. Anh hoảng hồn khi thấy nằm lăn lóc bên bờ suối là cái đầu của một người đàn bà xinh đẹp, máu đang chẩy ròng ròng. Những giọt máu từ đó khi rơi xuống nước đã biến thành những viên ngọc đỏ lấp lánh. Nằm kề bên là cái xác không đầu của người đàn bà.

Anh chàng toan bỏ chạy thì vấp phải mãnh ván kê dưới đất. Lập tức, cái đầu nẩy bật lên, chắp liền vào xác làm cho người đàn ba sông lại.

Người đàn bà nhìn anh chàng đang khiếp sợ, vẻ thương hại và nói:

- Này anh kia, số phận nào đã run rủi đưa anh đến đây? Chạy ngay đi không có chết bây giờ! Con quỷ về trông thấy sẽ xé xác anh ra:

Chàng trai lấy hết can đảm, hỏi:

- Còn bà là ai?

- Ta là con gái Thượng đế. - Người đàn bà trả lời – tên ta là Len Pori hay là nàng tiên Đỏ. Con quỷ chủ nhân của tòa lâu đài này đã bắt cóc ta ép ta làm vợ hắn, nhưng ta đã cự tuyệt. Vì vậy mà nó đem giam ta ở đây. Sáng sáng, trước khi nó đi săn, nó lại đặt ta lên tấm ván thần này và thế là đầu ta lại rụng ra. Đến lúc nó trở về vào lúc chiều tối, nó lại làm cho ta sống lại. Đấy ta nghe như nó trở về. Hãy mau mau đặt tấm ván vào chỗ cũ để đầu ta lại rụng ra, rồi trốn ngay đi để tránh cơn giận của nò.

Anh ta làm theo lời nàng tiên Đỏ rặn. Vừa ẩn mình xong thì con quỷ xồng xộc chạy vào, hét toáng lên:

- Ta ngửi thấy hơi người! Ta ngửi thấy hơi người!

Lập tức, nó làm cho người đàn bà sống lại. Nó hỏi:

- Ta ngửi thấy hơi người, mà ta dang rất đói đây. Hãy nói cho ta hắn trốn đâu để ta ăn thịt nó.

Nhưng Nàng tiên Đò già bộ như không biết gì. Thế là con quỷ đặt nàng lên tấm ván và tiếp tục đi săn.

Con quỷ vừa đi khỏi, chàng chai liền bò ra. Với tấm ván thần, anh làm cho người đàn bà sống lại. Hai người bàn kế thoát thân. Nàng tiên Đỏ bảo anh hãy xuống một cái buồng nhỏ tối om, xuồng đây anh sẽ thấy một con vẹt nhốt trong cái lồng vàng. Người đàn bà giải thích:

- Khi con quỷ đi săn, nó vẫn gửi linh hồn cùa nó vào con vet này. Không có linh hồn thi nó sẽ chết. Vậy anh hãy mau mau mang con vẹt lên đây cho ta.

Anh con trai vừa mang con vẹt lên thì bỗng nhiên trời đất như rung lên vì sấm chớp và giông bao. Một đám khói bùng lên; trong đám khói, con quý hiện ra, vẻ điên cuồng giận dữ. Chắc chắn nó sẽ giết ca hai người. Nhưng Nàng tiên Đỏ đã lôi tuột con vẹt ra khỏi lồng, bóp chết nó. Lập tức con quỷ cũng ngã lăn đùng xuống đất, chết cứng.

Thế là hai người thoát ra khỏi lâu đài của con quỷ mang theo tấm ván thần. Anh đưa Nàng tiên Đỏ về nơi mình ở. Công chúa đón tiếp nàng rất thân mật, và chẳng mây chốc hai người đàn bà thân nhau như hai chị em ruột. Đêm đêm, Nàng tiên Đỏ vẫn nằm trên tấm ván thần, đầu rời khỏi xác; máu đông thành từng vốc ngọc long lanh đẹp tuyệt trần. Sáng ra, họ lại lay động tâm ván thần, và Nàng tiên Đỏ sống trở lại.

Sau một thời gian. Nàng tiên Đỏ quyết định trở về nơi tiên giới. Tuy nhiên trước khi ra đi nàng nhờ đá hồng ngọc của nàng mà nàng còn xây một tòa lâu đài mới cho công chúa. Họ mời khá đông khách khứa đến dự buổi đại tiệc. Trong số những khách đến dự có nhà vua, cha của công chúa, công chúa tự mình nấu nướng tât cả những món ăn vẫn được cha nàng ưa chuộng.

Khi khách khứa đông đủ đã ngồi vào bàn tiệc, nhà vua khóc, nước mắt lăn trên chòm râu. Hương vị những món ăn ngon khiến ông nhớ đên cô con gái trước đây vẫn thường dọn cho ông những món ăn như thế. Biết bao lần ông đã hối hận vì đuổi con gái đi và biêt bao lần ông cho người đi tìm cô mà vẫn không thấy.

Nàng tiên Đỏ hỏi nhà vua vì sao mà phiền muộn. Ông kể cho nàng biết câu chuyên đã xẫy ra. Nàng hỏi ông:

- Nhưng, thưa đức vua, đức vua có còn yêu công chúa không.

Nhà vua nói:

- Có chứ, ta chỉ có một điều mơ ước là được gặp lại con gái ta một lần nữa trước khi nhắm mắt.

Thay cho lời đáp lại, nàng tiên Đỏ bún mấy ngón tay tanh tách. Và điều kỳ lạ đã sẩy ra, đứng ngay trước mặt nhà vua là nàng công chúa, cô con gái mà ông đã đuổi đi, giờ đây đã là chủ của một tòa lâu đài lộng lẫy, không còn là cô con gái non nớt xưa kia nữa.

Hai người ôm lấy nhau, khóc nức nở. Công chúa quỳ xuống thưa:

- Tâu vua cha yêu quý của con, chẳng phải là Thượng đế nhân hậu và từ bi là người đã ban cho ta tất cả đó sao? Cha thử nhìn xem, Thượng đế đã cho con tòa lâu đài đẹp đẽ này và cả một kho hồng ngọc đẹp đẽ.

Nhà vua nhận ra mình đã sai lầm biết chừng nào. Ông nói:

- Phải, đúng là như thế, đúng là Thượng đế đã ban cho ta tất cả .

Từ đó nhà vua và công chúa được đoàn tụ và sống một cuộc sống giầu sang cả đời.

Sự tích chim sẻ và đại bàng


Ở khu rừng nọ, đại bàng là vua các loài chim, nó luôn hợm hĩnh huênh hoang. Nó luôn cho rằng nó là khỏe nhất, kêu to nhất và bay cao nhất nên nó luôn khoe khoang với bất cứ con chim nào nó gặp.

Để khoe khoang sức mạnh của mình, một hôm, đại bàng cho tập hợp các loài chim lại và lên giọng thách thức:

- Hỡi các loài chim, trong số các người, kẻ nào dám đọ sức với ra về tiếng kêu, sức ăn và đọ sức bay cao cùng ta không?

Các loài chim sợ hãi nhìn nhau chả ai dám lên tiếng hay ho he gì. Thấy vậy, đại bàng càng được đà hống hoách:

- Ta bất chấp tất cả các ngươi thi với ta đấy.

Các loài chim vẫn im lặng không ai dám lên tiếng. Giữa lúc đó, một chú chim sẻ con bỗng lên tiếng:

- Bác đại bàng ơi, thi kêu to và ăn nhiều thì chúng tôi chẳng dám rồi, nhưng bay cao thì bác cho tôi thử một lần xem sao.

Cả đại bàng và các loài chim đều sửng sốt nhìn chim sẻ nhưng chim sẻ không hề có chút nao núng nào.

Vậy là cuộc thi bắt đầu. Đại bàng lập tức vỗ cánh bay lên, bau cao hơn cả những ngọn cây cao nhất, rồi đại bàng liền gọi:

- Ê, con chim sẻ con chết rấp đâu rồi?

Lúc aais sẻ bay lên đầu đại bàng và đáp:

- Tôi đây, bác cứ yên tâm, tôi không bỏ cuộc đâu.

Thấy vậy đại bàng cố sức bay cao hơn nữa. Khi cao hơn cả những đỉnh núi mù sương, đại bàng lại cất tiếng gọi:

- Thế nào, sẻ con, vẫn theo ta được đấy chứ?

Chim sẻ lại bay lên trả lời :

- Vâng, tôi vẫn cố theo bác đây. Chừng bác mệt rồi sao mà bay chậm thế?

- Ðời nào!

Ðại bàng nói hổn hển rồi bay ngược lên cao cao mãi, lần này đại bàng đã ở trên cả những đám mây trắng xóa . Nó tin là sẻ con chẳng thể nào bay lên tầng cao này được . Ðôi cánh đã mỏi rã rời. Cổ và đầu nặng trĩu, đại bàng nói chẳng ra hơi.

- Sẻ con, mi đâu rồi, đã chịu thua ta rồi chứ ?

- Chưa đâu, tôi đây, vẫn ở trên đầu bác đây này. - Giọng sẻ con vẫn lanh lảnh.

Ðại bàng quyết không chịu thua chim sẻ, nó lấy hết sức tàn rướn lên cao nhưng không được nữa. Ðại bàng tắt thở. Từ trên cao nó rơi thẳng xuống vực như một hòn đá vậy. Khi ấy, sẻ con chỉ việc xòe cánh ra từ từ hạ xuống giữa các loài chim đang nóng lòng chờ tin cuộc đọ sức. Chúng không hiểu sẻ con có mưu mẹo gì mà thắng được đại bàng vốn bay cao nhường ấy. Chỉ có mỗi một con sẻ con khác là trông thấy lúc cuộc thi bắt đầu, sẻ con đã đậu ngay trên lưng đại bàng. Thì ra đại bàng đã mất công chở chim sẻ trên lưng mà không biết . Mỗi lần đại bàng cất tiếng hỏi, sẻ con lại từ lưng đại bàng bay lên đáp lời, thành thử nó chẳng mất tí sức nào.

Bằng trí thông minh và lòng dũng cảm, sẻ con đã thắng đại bàng kiêu ngạo và to lớn hơn nó gấp nghìn lần.

Sự tích về Phượng Hoàng


Ngày xửa ngày xưa, khi con người còn chưa học được cách để săn bắt và bẫy thú, tất cả các loài chim sống với nhau một cách hòa bình trong một khu rừng lớn. Chúng sống rất hạnh phúc và vô tư, rừng cung cấp tất cả các nhu cầu cho chúng. Rừng có dồi dào các loại hạt, trái cây cho chim đến ăn. Cũng chính vì thực phẩm dễ dàng được tìm thấy ở khắp mọi nơi và dường như vô tận, những con chim chở nên lãng phí. Thức ăn thừa vương vãi khắp nơi, hoa quả nhiều khi chúng chỉ khoét ăn có vài hạt rồi vứt đi cả quả.

Duy chỉ có Phượng Hoàng là không như thế.

Phượng hoàng là người hay lo lắng thực sự. Cô luôn luôn nói với các loài chim khác phải cẩn thận và phải chuẩn bị thực phẩm tích trữ vì có thể ngày nào đó thực phẩm trong rừng có thể sẽ không còn phong phú nữa. Tất cả các loài chim khác đã phớt lờ lời cảnh bảo của cô; một số thậm chí bắt đầu gọi tên cô một cách khó chịu. Cuối cùng không ai muốn chơi với phượng nữa; họ nghĩ rằng có điều gì đó không hoàn toàn đúng về cô ấy, cô luôn trách mắng họ và đưa ra những lời khuyên vô dụng. Họ chỉ khư khư bên mình thói quen lãng phí thường ngày.

Thủa ấy, hầu hết các loài chim có bộ lông sặc sỡ, chỉ riêng chim Phượng Hoàng lại khá bình thường. Thậm chí nhiều chỗ có thể coi là có chút xấu xí. Đầu cô quá lớn so với cơ thể của mình. lông của cô là một màu xám nâu xỉn.

Cô lo lắng về tương lai. Sẽ có điều gì xảy ra vào ngày mai? Một ngày quả có thể ngừng phát triển trên cây, hoặc cây có thể rụng hết lá! Cô bắt tay vào chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất và cô thu thập tất cả các loại trái cây, hoa quả và hạt giống mà các loài chim khác đã bỏ qua. Cô xếp gọn chúng ở những thân cây rỗng, chôn chúng trong đất hoặc dưới các rễ cây. Ban đầu các loài chim khác thấy tò mò, nhưng rồi họ cũng chán và bắt đầu cười nhạo cô.

Một ngày, một trận bão lớn nổi lên, và những gì Phượng lo lắng những năm qua đã thành hiện thực. Bão thổi bay hết lá, quả và trồi xanh trên cây. Giờ đây khung rừng không còn sự bảo vệ của những tán lá dày đặc nữa, sức nóng của mặt trời xuyên qua khu rừng và sấy khô tất cả mọi thứ! Các loài chim bắt đầu chiến đấu với nhau vì tranh dành một thứ quả hoặc một hạt lạc. Họ mổ vào thân cây khô cứng với hy vọng sẽ trích xuất được ít nhựa cây bổ dưỡng.

Lúc này, Phượng bắt đầu chia sẻ tất cả các mẩu thức ăn cô đã được tích trữ từ trước đến nay trên khắp khu rừng. Bây giờ mỗi con chim, lớn và nhỏ đã nhận ra những gì cô làm là hoàn toàn hợp lý, lời cô khuyên hoàn toàn đúng đắn, chúng đều kéo đến chô Phượng Hoàng và xin sự tha thứ từ cô. Nhờ Phượng tất cả các loài chim có cái gì để ăn hàng ngày.

Cuối cùng các vị thần đã gửi một số đám mây mang mưa đến, mây làm dịu mát sức nóng mặt trời, và mưa bắt đầu rơi. Mầm xanh bắt đầu xuất hiện một lần nữa, các hạt giống mà Phượng cất giữ bắt đầu đâm trồi. Từ từ rừng lại trở về như cũ, rồi rào như xưa.

Các loài chim đã không quên người bạn mới của họ, Phượng. Để tỏ lòng biết ơn của họ mỗi con chim trong toàn bộ khu rừng chọn ra một chiếc lông đẹp nhất và đầy màu sắc nhất của mình làm món quà tặng cho Phượng. Khi họ đã hoàn thành Phượng Hoàng đã được chuyển biến thành sinh vật đầy màu sắc tuyệt vời và đẹp nhất trong rừng.

Đó là câu truyện tôi muốn kể. Bản thân tôi, tôi chưa bao giờ nhìn thấy phượng, và tôi cũng không biết ai có nhìn thấy không. Những con chim thân thiện từ rừng đã nói với tôi câu chuyện này và cũng tiết lộ với tôi rằng phượng vẫn ẩn sâu bên trong rừng, nơi không có con người nào có thể tìm thấy.